Beethoven – Thiên tài chống lại chủ nghĩa chuyên chế

Tôi không bao giờ viết vì tiếng tăm. Những thứ tràn ngập trong trái tim tôi cần thiết phải được biểu lộ, đó là nguyên nhân vì sao tôi sáng tác” (Beethoven)

Tia sáng của chế độ dân chủ đã bùng sáng ở Đức. Không còn nghi ngờ gì nữa, cả Beethoven và Wagner đều là những nhân vật chống lại thế giới quý tộc già cỗi nhưng điều khác biệt giữa họ là trong khi Beethoven luôn giữ vững lập trường của mình, thì Wagner dẫu sau sau nhiều năm sống lưu vong và lâm vào cảnh bần cùng, đã thỏa hiệp với tầng lớp quý tộc khi thấy rằng nghệ thuật của ông sẽ không thể đạt tới sự hoàn hảo nếu không có sự bảo trợ của tầng lớp này.

Điều đặc biệt đáng ca ngợi là sự kiêu hãnh của Beethoven trong tư cách là một nghệ sỹ và một nhà tư tưởng. Vào một ngày, khi anh trai Johann của ông gửi một tấm thiếp với dòng chữ “chủ đất” sau tên mình, nhà soạn nhạc đã gửi lại tấm thiếp của mình, trên đó ghi dòng chữ “chủ sở hữu bộ não”. Một trường hợp khác, Beethoven có ý định bán chiếc nhẫn mà ông nhận được từ vua Phổ nhân những cống hiến của bản giao hưởng số 9. Nghệ sỹ violon Karl Holz, người bạn thân thiết đến cuối cuộc đời của Beethoven, đã cố gắng thuyết phục ông giữ lấy kỷ vật này và nhắc lại rằng người tặng là một vị vua; nhưng “Tôi cũng là một vị vua”, đó là câu trả lời của Beethoven.

Có thể đoan chắc, Beethoven đã vượt xa thời đại của mình, để trở thành một nhà quý tộc của những thiên tài với niềm kiêu hãnh đặc biệt, hơn cả những vị quý tộc bẩm sinh.

Vào thời của Beethoven, tại Aùo cũng như tại Đức, giới quý tộc vẫn còn thống trị. “Nhân loại bắt đầu với ngài nam tước” là một câu châm ngôn xấc xược và xuẩn ngốc nhưng lại thịnh hành. Beethoven nghĩ gì về về nó, ắt hẳn chúng ta đều biết qua những hàm ý trong hành động của ông. Beethoven luôn giữ mình ngang hàng với tất cả những nhà quý tộc danh giá nhất thành Viena bằng mọi cách, và từ chối mọi hành động khúm núm trước họ. Và trong trường hợp học sinh của ông là thành viên của các gia đình hoàng gia thì điều đó cũng không thuyết phục Beethoven đối xử tôn trọng với họ hơn những người khác. Nhà soạn nhạc đã từng cự tuyệt các nghi lễ cung đình ngay cả khi dạy nhạc trong lâu đài của hoàng tử Rudolph, cậu con trai út của hoàng đế Leopold II; và khi các cận thần quấy rầy Beethoven với những cố gắng của họ để bắt ông phải tuân theo những luật lệ của chốn cung đình, thì hoàng tử đã mỉm cười và nói với các cận thần hãy để cho Beethoven được xử sự theo cách riêng của mình.

Nhà soạn nhạc Đức Ferdinand Ries, người từng được biết đến với tư cách là thư ký,  người sao chép tài liệu cho Beethoven và đồng thời là người bạn keo sơn của ông, đã kể lại rằng nhà soạn nhạc đã từng quở trách vài nhà quý tộc vô giáo dục. Đó là một buổi biểu diễn âm nhạc ở lâu đài của bá tước Browne. Beethoven chơi một số bản hành khúc piano bốn tay với Ries, khi ngài bá tước P. bắt đầu nói trò chuyện với một tiểu thư quý tộc trẻ trung xinh đẹp bên cánh cửa của phòng liền kề đó. Sau những nỗ lực lấy lại sự im lặng trở thành vô hiệu, Beethoven đột ngột đứng dậy và giận dữ kêu lên “Tôi không thể chơi đàn cho những con lợn này nghe”. Tất cả mọi van nài để nhà soạn nhạc trở lại bên cây đàn sau đó đều thất bại.

Một buổi tối, người bảo trợ của Beethoven, hoàng thân Karl Lichnowsky đề nghị ông chơi đàn cho một vài người bạn nghe nhưng Beethoven dứt khoát từ chối. Nổi giận đùng đùng khi Lichnowsky vẫn cứ chờ đợi dù ông không muốn. Beethoven đã chạy lao ra ngoài trời mưa, bản tổng phổ vẫn cầm trong tay. Oâng đã kiêu hãnh nói: “Thưa hoàng thân, những gì ngài có là bởi sự ngẫu nhiên, còn tôi, những gì tôi có là bởi nỗ lực của riêng tôi. Trên thế gian này đã có hàng ngàn hoàng thân và sẽ tiếp tục có hàng ngàn hoàng thân nữa, nhưng chỉ có duy nhất một Beethoven!”. Mưa để lại những vệt dài trên bản viết tay “Appassionata”…

Có thể tất cả các nghệ sỹ đều có được sự dũng cảm tương tự như của Beethoven. Nhưng nhiều người trong số họ chắc chắn là sẽ không đủ sức hàng động theo gương ông. Và cũng không bất cứ ai dám sử dụng thứ ngôn ngữ trái với quy tắc ứng xử chốn thượng lưu của ông. Cách từ chối của Liszt thì nhiều chất lịch thiệp hơn nhưng hoàn toàn hiệu quả. Một lần, Liszt chơi nhạc cho cung đình ở thủ đô nước Nga. Khi Sa hoàng bắt đầu nói chuyện ầm ĩ, Liszt đã dừng lại một cách bất ngờ, và khi được hỏi vì sao không chơi tiếp, ông đã trả lời: “Nghi thức cung đình yêu cầu khi hoàng đế nói chuyện thì tất cả những người khác buộc phải im lặng”.

Brahms là một con người hết sức khiêm tốn và nhún nhường. Nhưng sự khiêm nhường như thế xa lại với Beethoven, ông biết rằng mình là một vị vua – trên thực tế còn hơn cả thế, bởi nhiều bậc vua chúa đã bị lãng quên ngay sau khi qua đời. Beethoven cũng biết rất rõ rằng mình cũng mắc sai lầm. Beethoven không thích những người theo chủ nghĩa Beethoven một cách ngu xuẩn, luôn có ý nghĩ rằng tất cả những tác phẩm của ông đều hoàn hảo. Khi Katharina Tibbini ca tụng Beethoven là bậc thầy duy nhất, người không bao giờ sáng tác bất cứ thứ gì tầm thường hoặc kém cỏi, ông đã trả lời: “Cô nói điều quái gở gì thế. Tôi cảm thấy rất vui sướng được phá hủy nhiều tác phẩm trong số những gì mình đã sáng tác nếu có thể”.

Trong nhiều bức thư của mình, Beethoven thường thú nhận đi thú nhận lại nhiều rằng rằng ông viết các tác phẩm “mì ăn liền” kiếm tiền nhằm dành điều kiện tốt nhất hoàn thành các kiệt tác của mình. Một trong số những tác phẩm “kiếm cơm” kiểu như vậy, theo lời thú nhận của ông, là bản pianoforte sonata op. 106; điều đó đã được viết ra, cũng như lời ông tâm sự với Ries, “gần như vì lợi ích của bánh mỳ – tôi đã phải làm đến mức như vậy”.

Có một ví dụ về câu chuyện này. Người ta thường khuyên đừng nên quá sùng bái các bản sonata cuối cùng của Beethoven và các nghệ sỹ piano cũng đừng nên chơi chúng quá thường xuyên khiến bỏ bê những bản sonata đầy sáng tạo trước đó. Không có nhiều những người hâm mộ Beethove thú nhận một cách thành thực về những thiếu sót trong tác phẩm của thần tượng, nhưng nhà văn Wilhelm Joseph Von Wasielewski, trong phần hai cuốn sách tiểu sử Beethoven (trang 273), đã xin lỗi về những bản sonata cuối, op. 109, 110 và 111,  có thể giải thích được rằng vào thời gian đó, khi nhà soạn nhạc mải mê tập trung vào tác phẩm vĩ đại Mass của mình thì các bản sonata đã phải hứng chịu hậu quả. “Một điều rõ ràng là, nhà viết tiểu sử cho biết, “các tác phẩm viết cho piano không nhận được sự quan tâm lâu dài như trước đây”. Beethoven kiên quyết (trong năm 1823, một năm sau khi sáng tác các tác phẩm trong op. 111) không viết thêm bất kỳ tiểu phẩm piano nào nữa, ngoại trừ được đặt hàng. Oâng báo trước rằng cây đàn như “một thứ nhạc cụ không vừa ý”; một lần ông đã gọi đó là “cây đàn piano khốn khổ”.

Các nhà phê bình dương đại đã không do dự chĩa mũi dùi của họ vào những tác phẩm của Beethoven, những lỗi có thật hoặc tưởng tượng. Đặc biệt là “những con bò thiến Leipzig”, như cách Beethoven gọi họ, đã quá quen với lối trò chuyện đầy khiếm nhã của ông. “Nhưng cứ để cho họ nói chuyện, Beethoven viết cho một người bạn làm trong ngành xuất bản của mình, họ sẽ chắc chắn không làm cho bất cứ ai trở thành bất tử bằng những lời lẽ nhảm nhí của mình, và cũng không nhiều hơn việc họ tước đoạt sự bất tử từ bất cứ những người nào khác, những người đã được thần Apollo ban tặng sự bất tử”.

Việc các nhà phê bình tấn công vào phong cách và cấu trúc trong tác phẩm chỉ kích thích Beethoven cảm thấy vui hơn. Nhạc trưởng Ignaz von Seyfried, học trò của Wolfgang Amadeus Mozart và từng chỉ huy buổi ra mắt vở opera Fidelio của Beethoven, đã viết: “Khi thấy những lời phê bình chỉ trích về việc mắc những sai lầm ngớ ngẩn trong nhạc lý, Beethoven thường cười ầm ĩ và xoa hai bàn tay vào nhau một cách hân hoan rồi la lên: “Đúng thế đúng thế! Họ đã cắm đầu mình vào nhau và ngoác mõm ra bởi vì họ không bao giờ thấy bất cứ thứ gì như thế trong một cuốn sách bàn về hòa âm”.

Về những nghệ sỹ piano chuyên nghiệp cùng thời đại, Beethoven viết “Nhiều người trong số họ là kẻ thù chí mạng của tôi”. Vậy tại sao đó là những kẻ thù của ông? Bởi vì những kẻ tầm thường thường thù ghét những bậc thiên tài. Ở góc độ nào đó, người ta có thể thấy không có lý do đặc biệt nào để các pianist căm ghét Beethoven. Oâng không biểu diễn thường xuyên trước công chúng, và nếu có thì ông cũng chỉ chơi các tác phẩm của mình. Nhưng chắc chắn rằng, không ai trong số họ có thể được mong đợi chơi hay như Beethoven, bởi ông là “người khổng lồ giữa các pianist”.

Trong thời đại của Beethoven, tất cả các pianist đều được mong đợi sẽ ứng tác trong các buổi trình diễn trên các chủ đề không phải được họ chọn mà là được chọn cho họ. Nhiều tài liệu ghi lại rằng, trong một dịp Beethoven và một trong số các địch thủ của ông, Woelffl, cùng ngồi cạnh nhau bên hai cây đàn piano, trong vòng quay ứng tác trên các chủ đề được đề xuất bởi mỗi người. Và tất nhiên Beethoven là người thành công hơn cả. Mozart đã có nhận xét lịch sử sau khi lắng nghe Beethoven chơi ứng tác: “Hãy hướng cặp mắt lên người nghệ sỹ này! Một ngày nào đó anh ấy sẽ buộc cả thế giới phải nói về mình”.

“Ông ấy trở nên tuyệt vời nhất khi ứng tác”, một nhà phê bình cùng thời Beethoven viết, “và thực tế là thật kỳ diệu khi được thấy ông biểu diễn ứng tác trên bất kỳ chủ đề nào đưa ra một cách dễ dàng và hoàn hảo như thế nào, không đơn thuần bởi sự biến đổi của cấu trúc (như nhiều nghệ sỹ bậc thầy đã làm với sự thành công và cả sự hào nhoáng) mà bằng sự phát triển đích thực của ý tưởng.” Một khán giả đã viết về buổi biểu diễn ứng tác của Beethoven tại Viena: “Beethoven nhanh chóng quên đi những gì diễn ra xung quanh và trong vòng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, ông chìm đắm vào chuỗi ứng tác… Đúng hơn là ông chìm đắm một cách say mê trong những âm điệu mãnh liệt, táo bạo hơn là những âm điệu dịu dàng, ủy mị. Khối cơ trên gương mặt của ông cũng căng lên, các tĩnh mạnh dường như căng phồng, đôi mắt long lên hoang dại, khuôn miệng rung động dữ dội. Với những tinh thần do bản thân gợi lên, ông đã xuất hiện như một phù thủy bậc thầy”.

Sau này, thế giới âm nhạc cổ điển đã đón nhận nhiều nghệ sỹ piano tài danh khác và một người trong số đó là A. Rubinstein. Trên tạp chí âm nhạc “The Etude”, Adele Hippins đã kể lại một kỷ niệm khi cô và một học trò của Rubinstein được nghe ông ứng tác: “Sự sôi nổi lớn dần lên trong ông, mái tóc xoã xuống vầng trán; ông và cây đàn dường như được gắn kết làm một. Sau đó là sự xuất hiện của một giai điệu đầy tinh tế, được đệm bởi những hợp âm trầm và đầy mạnh mẽ bởi sự dâng tràn đầy sức mạnh của những hợp âm rải. Ông đã gia tăng thêm sự phức tạp và bùng nổ như một dàn nhạc hoàn chỉnh, cây đàn piano hầu như đã đem đến điều đó dưới đôi bàn tay của ông. Aán tượng choáng ngợp, những sợi dây thần kinh của tôi bị tác động đến mức tôi cảm thấy như bị chấn động. Tôi liếc sang người bên cạnh mình, cô ấy đã nức nở rời khỏi phòng. Chúng tôi cùng cảm thấy một sự khiếp sợ không chủ ý nào đó, như thể chịu tác động của những sức mạnh cơ bản của tự nhiên. Vâng, Rubinstein thực sự là người truyền nỗi khiếp sợ ấy”.

Có một giai thoại vui kể về một dịp Beethoven chơi đàn cho những người bạn nghe. Nhà xuất bản âm nhạc lỗi lạc Schlesinger mời bạn bè đến Viena dự một bữa tiệc. Beethoven là một trong những khách mời này, và tất nhiên, được mời biểu diễn ứng tác. Sau khi từ chối nhiều lần không được, Beethoven cuối cùng cũng phải ưng thuận với điều kiện rằng Castelli, người không có lấy một ý tưởng nào về việc chơi đàn, sẽ phải đưa ra cho ông một chủ đề. Castelli liền bước đến bên cây đàn, chạm ngón tay đầu tiên lên bốn phím đàn và lặp lại điều đó một lần nữa. “Thế là quá đủ!”, Beethoven nói to và cười vang. Sau đó người nghệ sỹ thiên tài ngồi xuống và làm các vị khách vui thích, ứng tác trong vòng một giờ đồng hồ trên bốn nốt nhạc ấy, thứ được đan dệt vào tất cả những gì ông chơi trên phím đàn.

Chuyện đó xảy ra vào năm 1825, hai năm trước khi qua đời. Toàn bộ sự nghiệp biểu diễn như một nghệ sỹ bậc thầy của Beethoven chỉ kéo dài trong vòng 19 năm. Có một sự thật là ông chưa bao giờ quan tâm một cách đặc biệt về phương diện biểu diễn. Theo lời của Ries và nữ bá tước Julia Guicciciardi, người được Beethoven đề tặng bản sonata Aùnh trăng, ông không thích chơi các tác phẩm của mình trước công chúng, có thể bởi vì ông không quan tâm đến việc dành thời gian cho việc đạt tới một kỹ thuật hoàn hảo. Czerny, học trò của ông, đã giải thích nguyên nhân vì sao Beethoven lại thích chơi ứng tác các tác phẩm của mình như vậy, bởi theo cách đó, ông có thể sẽ rèn được những phần mà ông không có thời gian luyện tập

Một vài học trò và bạn bè của nhà soạn nhạc vĩ đại thường nói rằng khi chơi đàn, Beethoven hay sử dụng pedal thường xuyên hơn trong nguyên bản các tác phẩm của mình. Và có thể nhận thấy rằng Beethoven, khi chơi tác phẩm của mình thường sử dụng một cách tự do sự dao động tốc độ, thứ vẫn được gọi là tốc độ linh hoạt.

Có lẽ, thói nghiện sử dụng nhịp độ dao động như thế này bởi Beethoven, theo lời kể của Ries, không bao giờ được học nhảy. Dẫu sao, những người dân Viena thời kỳ đó, luôn nhảy nhót trong những nhịp sóng nhấp nhô của thời trang, đặc biệt trong những điệu waltz mang nhãn hiệu Strauss. Ries đã đề cập đến sự thất bại của Beethoven trong lĩnh vực học nhảy như một hình mẫu về sự vụng về nhất mà người ta có thể thấy và quả thật ông thiếu hẳn đi phong cách phong nhã “trong tất cả mọi cử động”. Beethoven hiếm khi cầm vật gì trong tay mà không làm đổ vỡ nó. Nhiều lần ông đã làm rơi giá để bút vào trong cây đàn của mình. Không một mảnh nào của đồ đạc được yên ổn trong bàn tay ông. “Làm thế nào mà ông học được cách cạo râu cũng là một điều khó hiểu, ngay cả chúng ta không có cơ hội thấy vết cắt thường xuyên trên đôi má ông”.

Có điều lạ là không có nhiều dấu vết của sự vụng về trong âm nhạc của ông! Nhưng với bạn bè thân thiết của Beethoven, thường phải hứng chịu những cơn bùng nổ “tính khí” của ông. Beethoven thường xuyên xúc phạm đến những người bạn tốt nhất của mình, nhưng khi cơn giận giữ tan biến, ông thường viết thư gửi họ với những lời xin lỗi đầy thống thiết.

Cũng như Brahms, Handel và Chopin, Beethoven chưa bao giờ kết hôn nhưng ông thường ngưỡng mộ những người phụ nữ đẹp và luôn luôn say mê họ đắm đuối. Cơn cuồng dại của ông, dẫu sao, cũng không bao giờ kéo dài quá 7 tháng, theo lời của Ries. Tuy nhiên không hề thấy dấu vết của sự hời hợt hoặc nông cạn trong tình yêu âm nhạc của ông.

Tình yêu của ông với thiên nhiên, bản symphony Pastoral Symphony, là một bằng chứng hùng hồn rằng, với biệt lệ của tình yêu dành cho phụ nữ, không có nguồn cảm hứng trong âm nhạc nào có thể so sánh được với nó. Pianist, cellist Anh Charles Neate kể lại rằng ông “chưa bao giờ gặp một người đàn ông nào hân hoan mừng vui khi ở giữa thiên nhiên như vậy, người thường rất đỗi thích thú với những bông hoa và những đám mây, như Beethoven. Thiên nhiên là nguồn sống và là yếu tố khiến ông nhập vào cuộc sống. Khi đi bộ trong đồng cỏ gần Viena ông có thể ngồi xuống bất cứ thảm cỏ xanh mời gọi như ngồi xuống một chiếc ghế bành và lập tức khiến ông cảm thấy mơ màng. Trong cuốn sổ ghi chép của mình, ông đã từng viết: Cứ như là tất cả những cái cây cùng nói với tôi, thánh thiện, thánh thiện! Trong khu rừng này có nhiều thứ như bỏ bùa mê – người nào có thể nhanh chóng làm được tất cả những điều này?”.

HENRY T. FINCK

Published in: on August 23, 2010 at 3:52 am  Leave a Comment  

The URI to TrackBack this entry is: https://meongoan.wordpress.com/2010/08/23/beethoven-%e2%80%93-thien-tai-ch%e1%bb%91ng-l%e1%ba%a1i-ch%e1%bb%a7-nghia-chuyen-ch%e1%ba%bf/trackback/

RSS feed for comments on this post.

Leave a comment